Nguyên nhân điện thoại bị nóng và nhanh hết pin? Cách làm mát điện thoại?

Nếu như bạn đang sử dụng điện thoại và điện thoại của bạn bị nóng lên nhanh chóng trong quá trình sử dụng, hãy đọc bài viết dưới đây để sở hữu những “bí kíp” làm mát điện thoại tốt nhất hiện nay nhé.

Nguyên nhân khiến cho điện thoại bị nóng và nhanh hết pin

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho điện thoại bị nóng và nhanh hết pin, trong đó sẽ có một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất như:

  • Sử dụng điện thoại trong thời gian dài liên tục.

  • Bắt wifi, sử dụng 3G

  • Ổ cứng bị quá tải,...

  • Các nguyên nhân khác

Nguyên nhân khiến cho điện thoại bị nóng và nhanh hết pin

Cách làm mát điện thoại

Trong trường hợp điện thoại của bạn nóng lên nhanh chóng và mau hết pin, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau đây để làm mát điện thoại một cách nhanh chóng nhất:

Sạc điện thoại đúng cách: trong quá trình điện thoại nạp năng lượng, thường sẽ tiêu tốn nguồn nhiệt lượng khá lớn, khiến cho điện thoại bị nóng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi sạc điện thoại tốt nhất bạn nên đặt thiết bị tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, bàn ủi,...Đồng thời cũng không nên để thiết bị sạc quá lâu vào ban ngày, đặc biệt vào những hôm thời tiết nắng nóng để giảm nhiệt cho điện thoại. Tốt nhất bạn chỉ cần sạc pin điện thoại khoảng 70 - 80% vào ban ngày và sạc đầy vào buổi tối.

Cách làm mát điện thoại

Cài đặt lại các ứng dụng: việc cùng lúc sử dụng nhiều ứng dụng sẽ khiến cho ổ cứng của điện thoại bị quá tải trong quá trình xử lý dữ liệu khiến cho điện thoại bị nóng và nhanh hết pin. Bạn có thể kiểm tra lại những ứng dụng đang hoạt động ngầm hoặc hoạt động trên chế độ nền để tắt đi.

Thường xuyên nâng cấp ứng dụng: mặc dù nghe có vẻ khá “phi lý”, nhưng việc bạn nâng cấp các phiên bản mới nhất của ứng dụng đang sử dụng sẽ góp phần tối ưu được hệ thống, vừa tiết kiệm pin, giảm nhiệt độ của máy, lại có thể đem lại cho bạn những trải nghiệm mượt hơn.

Hạn chế cài đặt nhiều ứng dụng: đây là một trong những cách làm mát điện thoại “truyền thống” nhất, luôn luôn được mọi người áp dụng, và đương nhiên cũng được đánh giá là có hiệu quả cao. Việc cài đặt quá nhiều ứng dụng thực sự không cần thiết trong điện thoại không chỉ ngốn dung lượng bộ nhớ không nhỏ của thiết bị, mà còn hao tổn đến nguồn tài nguyên hệ thống rất lớn. Bạn nên kiểm tra điện thoại một lượt và xóa đi những ứng dụng không thực sự cần thiét (thường là những ứng dụng bạn không sử dụng trong khoảng 15 ngày).

Bảo vệ điện thoại một cách cẩn thận: đây là cách làm mát điện thoại rất đơn giản: nên để điện thoại của bạn tại những khu vực thoáng mát, không để điện thoại ở ngoài trời nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời (đặc biệt là vào mùa hè). Hạn chế để điện thoại ở những nơi chật hẹp, nhiệt độ cao, đặc biệt không nên để mồ hôi hoặc nước tiếp xúc với thiết bị.

Thay đổi, sử dụng ốp lưng khác: thông thường, bất cứ điện thoại nào được thiết kế cũng sở hữu chức năng làm mát, thoát nhiệt trên bề mặt của điện thoại. Nhưng việc chúng ta sử dụng ốp lưng đã khiến cho quá trình thoát nhiệt tự nhiên của thiết bị bị giảm đi đáng kể, nhất là với những dòng sản phẩm ốp lưng có tính cách nhiệt cao. Vì vậy, khi điện thoại của bạn bị nóng lên thường xuyên, bạn có thể tháo ốp lưng của điện thoại hoặc thay cho dế một “chiếc áo” mới phù hợp hơn.

Ngoài ra còn rất nhiều cách làm mát điện thoại khác nhau như: tắt wifi, 3G khi không sử dụng, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, để điện thoại trước quạt (bạn có thể xem thêm bài viết Nguyên nhân điện thoại bị nóng khi chơi game và cách khắc phục).

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.

Viết bình luận